Khi nói đến móng bè, chắc hẳn mọi người đều hiểu đây là một loại móng dùng trong xây dựng. Nhưng cũng không ít người hiểu hết về loại móng này. Cụ thể, móng bè là gì? Ưu nhược điểm và quy trình đổ móng ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé
1. Móng bè là gì?
Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện. Đây là loại móng nông, được sử dụng chủ yếu ở những nền đất yếu, có sức đề kháng yếu dù có nước hay không có nước. Hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi.
Móng bè được sử dụng nhiều trong các công trình ngôi nhà cao tầng kết cấu chịu lực cao
=> Xem thêm: Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết
2. Ưu nhược điểm của móng bè
Mỗi loại móng trong xây dựng đều có những ưu nhược điểm riêng. Nắm được những điểm này sẽ giúp chủ thầu công trình lựa chọn loại móng cho phù hợp. Vậy móng bè có những ưu nhược điểm cụ thể nào? Cùng theo dõi tiếp nhé
2.1 Ưu điểm của móng bè
– Móng bè là giải pháp tốt nhất cho các công trình có tầng hầm, bể vệ sinh, bồn chứa, kho hay hồ bơi.
– Là giải pháp tốt giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Đặc biệt thích hợp với các công trình xây dựng nhỏ như nhà cấp 4, nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng.
=> Xem thêm: Gia cố nền móng là gì? Phương pháp và lưu ý cần biết khi gia cố
2.2 Nhược điểm của móng bè
– Không phải địa chất hay địa hình nào cũng có thể sử dụng được loại móng này
– Loại móng này dễ bị lún không đều, lún bị lệch do lớp địa chất bên dưới có thể bị thay đổi tại các vị trí lỗ khoan, lúc này sẽ xuất hiện vết nứt và công trình bị giảm tuổi thọ.
– Do chiều sâu đặt móng bè nông, nên có một số vấn đề sau:
+ Độ ổn định do các tác động của sự thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, bão lũ,… không cao.
+ Ảnh hưởng đến nền móng, kết cấu của công trình lân cận.
+ Rất nguy hiểm khi các công trình lân cận thi công móng, do hình thành cung trượt dẫn đến sạt lở hố móng.
– Trong quá trình thi công, do bản móng to nên phải phân chia thành các khối nhỏ. Tại các vị trí này tạo ra các khớp nối, đảm bảo toàn bộ khối bê tông có khả năng chịu lực. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của toàn bộ bản móng và khả năng chống thấm.
=> Xem thêm: Một số biện pháp xử lý nền móng nhất định phải biết
3. Quy trình đổ móng bè
Quy trình đổ bê tông móng bè gồm 5 bước cơ bản sau:
3.1 Chuẩn bị thi công móng
Ở bước này cần chuẩn bị thật kỹ các công tác như:
+ Đơn vị thi công
+ Mặt bằng thi công
+ Chuẩn bị các vật liệu máy móc thi công như: sắt thép, máy trộn bê tông, các vật liệu cát, đá, xi măng,….
Ở bước này càng chuẩn bị kỹ bao nhiêu thì quá trình đổ móng bè càng thuận tiện và hiệu quả càng cao.
3.2 Đào đất hố móng
Hố móng được đào trên diện tích mà bản vẽ quy định nhằm đảm bảo quá trình thi công diễn ra thuận lợi.
3.3 Đổ bê tông giằng
Lưu ý: Bê tông đổ phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Để làm được điều này, nên sử dụng máy trộn bê tông như bồn trộn, máy trộn tự hành,…
Yêu cầu: bê tông được đổ theo từng lớp. Mỗi lớp bê tông dày 20-30cm. Lớp trên đổ chồng lên lớp dưới khi lớp dưới bắt đầu đông kết
=> Xem thêm: Kinh nghiệm vận chuyển bê tông đảm bảo chất lượng
3.4 Nghiệm thu và bảo dưỡng móng bê tông
Móng phải được tưới nước, giữ ẩm đảm bảo đủ tiêu chuẩn đông kết và đủ ngày tuổi.
4. Những lưu ý khi thi công móng bè
– Trong quá trình thi công, phải điều chỉnh độ lún cho phù hợp. Nếu độ lún không đều sẽ khiến cho bề dày của móng bè bị thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
– Cọc trong loại móng này đóng vai trò là vật truyền tải trọng xuống nền đất dưới chân cọc. Do đó phải bố trí theo hàng hoặc bố trí sao cho điều chính lún không đều. Giảm áp lực lên nền ở đáy bè hay giảm nội lực bè.
=> Xem thêm: Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công
Trên đây là toàn bộ thông tin về móng bè mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!