Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết

Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết

Trong nhiều công trình xây dựng nhà ở, bạn hẳn nghe thấy cái tên móng đơn rất nhiều lần. Nhưng không biết thực hư nó là loại móng như nào? Đặc điểm và quy trình thi công ra sao? Nhưng vừa hay bạn lại đang có nhu cầu xây nhà. Vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

1. Móng đơn là gì?

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc. Là loại móng chịu một cột lớn hoặc 1 chùm các cột đứng gần nhau có tác dụng chịu lực. Chúng chịu tải trọng và chống đỡ công trình nhà ở, trụ cột điện, mố cột trụ,…Móng nằm riêng lẻ, có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. 

Móng được sử dụng trong các công trình có tải trọng nhẹ như: nhà ở dưới 3 tầng, nhà kho, nhà xưởng nhỏ,… Nơi đất nền có độ cứng và tính ổn định cao. 

=> Xem thêm: Điều cần biết khi làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết
Móng đơn

2. Đặc điểm của móng đơn

– Móng được cấu tạo đơn giản. Nếu là móng gạch thì chỉ là các lớp gạch xếp chồng lên nhau. Còn nếu là móng bê tông cốt thép thì gồm: lớp bê tông lót móng, cổ móng, giằng móng.

– Móng có độ ổn định và độ cứng tương đối cao. 

– Dễ thi công và có chi phí thấp nhất trong các loại móng xây dựng  

-Với mỗi loại tiêu chí khác nhau thì móng đơn lại được chia thành các loại móng khác nhau. 

+ Dựa vào đặc điểm của tải trọng thì có

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm
  • Móng các công trình cao
  • Móng chịu lực ngang lớn
  • Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ

+ Dựa vào độ cứng của móng đơn: 

  • Móng tuyệt đối cứng
  • Móng mềm 
  • Móng cứng hữu hạn

+ Dựa vào cách thức chế tạo: 

  • Móng toàn khối
  • Móng lắp ghép

=> Xem thêm: Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công

Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết
Móng toàn khối

3. Quy trình thi công móng đơn

Cũng giống như các loại móng khác, quy trình thi công móng đơn gồm 4 bước cơ bản sau: 

3.1 Chuẩn bị mặt bằng và trang thiết bị thi công

Việc đầu tiên cần phải làm trước khi thi công móng đó là phải khảo sát địa chất. Ở bước này, cần phải chuẩn bị thật kỹ các vật liệu cho xây dựng và máy móc như: cát, xi măng, máy trộn bê tông,… 

3.2 Đóng cọc, đào hố móng

+ Vị trí đóng cọc, kích thước và cả khoảng cách giữa các cọc đều phải theo bản thiết kế công trình. 

+ Với nền đất yếu có thể gia cố nền bằng cọc tre hoặc cừ tràm.

+ Khi đào hố móng cần phải tính toán độ nông, sâu và diện tích của hố để đảm bảo được kích thước tiêu chuẩn. 

+ Sau khi đào hố xong nên gia cố nền bằng đá 1×2, 3×4 và dùng máy đầm để tăng độ vững chắc cho móng. 

Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết
Đóng cọc và đào hố móng đơn

3.3 Đổ bê tông lớp lót 

Sau khi làm phẳng hố móng thì đổ 1 lớp bê tông lên trên dày khoảng 100mm. Nhiệm vụ của phần này là làm hạn chế mất nước cho lớp vữa, bê tông ở trên. Đồng thời, đây cũng là cách cố định và làm phẳng móng cho đáy móng. 

Để bê tông đảm bảo chất lượng, đồng đều, bạn nên sử dụng các loại máy trộn bê tông như: bồn trộn bê tông, máy trộn mini. Việc sử dụng máy trộn sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công. 

3.4 Chuẩn bị cốt thép 

Sử dụng loại thép chính hãng, đảm bảo chất lượng và độ cứng tốt. 

Cốt thép cần đặt cách mặt bê tông lót dày khoảng 5cm. Điều này hạn chế được thép bị ăn mòn, hoen gỉ. Đồng thời tăng sự liên kết giữa móng và lớp lót móng

3.5 Đổ bê tông móng

Nguyên tắc đổ bê tông là từ xa đến gần. Nếu hố móng có nước hoặc bị ngập nước thì cần phải hút hết nước ra trước khi đổ bê tông để đảm bảo chất lượng móng. 

=> Xem thêm: Một số biện pháp xử lý nền móng nhất định phải biết

Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết
Đổ bê tông móng đơn

4. Một số lưu ý về móng đơn cần phải biết 

– Độ chôn sâu móng so với mặt đất tự nhiên luôn phải đảm bảo lớn hơn 1m. 

– Không nên sử dụng móng đơn ở những nền đất yếu. Nếu vẫn sử dụng thì phải tính toán kỹ thuật và phải gia cố nền bằng cọc tre hoặc cừ tràm.

– Thép đưa vào sử dụng phải đảm bảo sạch, bề mặt không bám bẩn, bùn đất hoặc dầu mỡ. 

– Các phần thép chưa đổ bê tông phủ kín phải được bọc kín bằng ni lông, đảm bảo kết cấu đạt chất lượng cao nhất. 

=> Xem thêm: Kinh nghiệm vận chuyển bê tông đảm bảo chất lượng

Với những thông tin trên đây về móng đơn, hy vọng đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.