Thông tin CHUẨN, ĐẦY ĐỦ về móng băng trong xây dựng

Thông tin CHUẨN, ĐẦY ĐỦ về móng băng trong xây dựng

Móng băng là một trong những loại móng được ưa chuộng sử dụng trong xây dựng nhà cấp 4, biệt thự,…Cụ thể loại móng này là gì? Đặc điểm và quy trình thi công ra sao? Để thi công móng hiệu quả cần phải lưu ý điều gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé 

1. Khái niệm móng băng

Móng băng trong xây dựng là loại móng có hình dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ nhật. Được dùng để đỡ kết cấu toàn bộ ngôi nhà.

Để sử dụng móng băng hiệu quả thì đầu tiên phải khảo sát địa hình, địa chất. Yêu cầu phải được đặt trên nền đất ổn định. 

Móng băng làm giảm áp lực xuống đáy móng và đảm bảo truyền tải trọng lực công trình xuống đều các cọc bê tông hoặc cọc cừ tràm bên dưới.

Bên cạnh đó, nó các dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho giữ đồ. 

Với những địa chất đất công trình không ổn định, không thể sử dụng các loại móng khác. Việc sử dụng móng băng gạch và móng băng bê tông cốt thép sẽ dễ tiến hành thi công hơn.

=> Xem thêm: Những thông tin cơ bản về móng đơn bạn cần biết

Thông tin CHUẨN, ĐẦY ĐỦ về móng băng trong xây dựng
Móng băng

2. Phân loại móng băng

Tùy theo tiêu chí phân loại mà có các loại móng băng khác nhau. 

– Dựa vào tính chất, độ cứng thì có 3 loại: 

+ Móng cứng

+ Móng mềm

+ Móng kết hợp

– Dựa theo vật liệu kết cấu thì có 2 loại: 

+ Móng băng gạch

+ Móng băng bê tông cốt thép

–  Dựa theo tiêu chí phương vị thì có 2 loại: 

+ Móng 1 phương: Móng được dùng theo 1 chiều duy nhất chiều ngang hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Các đường móng song song với nhau. Diện tích sẽ phụ thuộc vào công trình thi công. 

+ Móng 2 phương: các đường móng được thiết kế vuông góc với nhau và giao nhau như ô bàn cờ. 

=> Xem thêm: Gia cố nền móng là gì? Phương pháp và lưu ý cần biết khi gia cố

Thông tin CHUẨN, ĐẦY ĐỦ về móng băng trong xây dựng
Móng băng cốt thép

3. Cấu tạo của móng băng

Theo cách phân loại dựa vào kết cấu vật liệu thì có 2 loại: 

– Móng băng gạch: loại này rất ít được sử dụng do chỉ sử dụng ở những công trình nhỏ trên nền đất tốt. Do đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết cấu tạo của loại móng thứ 2

– Móng băng bê tông cốt thép: cấu tạo bao gồm: 

+ Lớp bê tông lót dày 100mm

+ Bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối dầm móng. Thông số của bản móng và dầm móng phụ thuộc vào yêu cầu của từng công trình. Đảm bảo kết cấu và độ ổn định lâu bền cho công trình. 

=> Xem thêm: Kiến thức cơ bản về nền móng

Thông tin CHUẨN, ĐẦY ĐỦ về móng băng trong xây dựng
Móng cốt thép

4. Đánh giá móng băng trong kết cấu nền móng 

– Ưu điểm của móng băng: 

+ Tăng khả năng liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế sự lún lệch giữa các cột. 

+ Giảm áp lực tại vị trí đáy móng hiệu quả

+ Biện pháp thi công khá đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí.

+ Có thể áp dụng ở một số địa chất xấu, tính ổn định kém. 

– Hạn chế của móng băng: 

+ Thuộc loại móng nông nên chiều sâu chôn móng nhỏ. Do đó, độ ổn định về chống lật, trượt của móng không cao.  

+ Các lớp đất phía trên móng có sức chịu tải không lớn nên chỉ phù hợp với những công trình nhỏ. 

=> Xem thêm: Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công

5. Quy trình thi công móng băng

Quy trình thi công móng băng thường trải qua 5 bước cơ bản với: 

5.1 Giải phóng mặt bằng

Đây là bước quan trọng và là đầu tiên khi bắt đầu thi công bất cứ 1 loại móng nào. Ở bước này, các vật liệu, máy móc như bồn trộn bê tông, máy đầm, máy xoa,… cũng các vật liệu xây dựng được chuẩn bị kỹ càng.

5.2 San lấp mặt bằng

Việc san đất được tiến hành theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Tiến trình nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào địa hình đất và công nhân. 

5.3 Công tác chuẩn bị cốt thép

Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đảm bảo đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu. Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép. 

5.4 Công tác lắp ráp cốp pha

Cốp pha cần phải được lựa chọn kỹ càng, không bị cong vênh, đảm bảo độ chắc chắn. Các thanh gỗ chống cũng cần phải được cố định chắc chắn để tránh tình trạng khung cốt pha bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông

Thông tin CHUẨN, ĐẦY ĐỦ về móng băng trong xây dựng
Lắp ráp cốp pha

5.5 Đổ bê tông móng

Đây là công đoạn cuối cùng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Đòi hỏi chất lượng bê tông phải tốt. Để đạt chất lượng bê tông tốt nhất, nên sử dụng bồn trộn với công trình lớn hoặc máy trộn bê tông mini với công trình nhỏ. Đảm bảo chất lượng bê tông đồng đều, đúng tỷ lệ trộn theo yêu cầu. Nguyên tắc đổ là đổ từ xa đến gần. 

Trong quá trình đổ bê tông tuyệt đối không được đứng lên thành cốp pha. Nếu cần thiết hãy bắc sàn gỗ để đứng lên cho an toàn. Đồng thời không làm hỏng kết cấu móng. 

=> Xem thêm: Kinh nghiệm vận chuyển bê tông đảm bảo chất lượng

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về móng băng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.