Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công

Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công

Ngày nay nhu cầu về xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao. Do đó, làm sao để có nền móng vững chắc và tiết kiệm chi phí được chủ công trình đặc biệt quan tâm. Với quá trình kinh tế phát triển hiện đại thì có nhiều phương thức làm móng nhà chắc chắn và hiệu quả. Một trong những phương thức đó được nhiều người người quan tâm là làm móng cọc tre. Vậy cụ thể quy trình thi công và đánh giá phương pháp này như nào? Hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây nhé

1. Móng cọc tre là gì? 

Móng cọc tre là phương pháp thi công sử dụng tre tươi, đảm bảo chất lượng đóng vào nền móng ở những khu đất yếu. Giúp gia cố cho nền móng được chắc chắn, không bị sụt lún và giảm được tải trọng cho đất. 

=> Xem thêm: Kiến thức cơ bản về nền móng

Móng cọc tre

2. Đánh giá móng cọc tre

2.1 Ưu điểm của móng cọc tre

– Là loại vật liệu dễ tìm kiếm, đảm bảo số lượng để phục vụ các công trình xây dựng. 

– Trọng lượng của cọc tre nhẹ, dễ thi công và vận chuyển đến chân công trình. 

– Giá thành rẻ hơn móng cọc bê tông cốt thép nên tiết kiệm được chi phí thi công. 

– Tuổi thọ của móng cọc này tương đối cao, giữ được khoảng 50 năm trong lòng đất

– Giảm thiểu hệ số rỗng, gia tăng chịu lực cho các công trình có tải trọng lớn. 

=> Xem thêm: Một số biện pháp xử lý nền móng nhất định phải biết

Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công
Đóng cọc tre làm móng

2.2 Nhược điểm của móng cọc tre

– Chỉ sử dụng trên nền đất mềm, dễ dàng thi công

– Móng cọc tre chỉ nên sử dụng trong các công trình nhỏ. Không sử dụng ở các công trình xây nhà chung cư, nhà cao tầng,…

– Phạm vi áp dụng còn hạn chế do loại cọc tre này chỉ có sẵn ở miền Bắc. Trong khi đó, miền Nam thì ít nên hạn chế. 

=> Xem thêm: [Chia sẻ] Cách trộn bê tông đúng, chuẩn trong xây dựng

Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công
Đóng cọc tre nhà dân

3. Biện pháp thi công móng cọc tre

– Yêu cầu của cọc tre: 

+ Cọc phải già trên 2 tuổi, thẳng và tươi

+ 2 đầu của cọc phải được cắt theo tiêu chuẩn trong xây dựng

+ Chiều dài mỗi cọc tre từ 2-3m. 

– Phương pháp hạ cọc: 

Có 2 phương pháp hạ cọc là hạ thủ công và hạ bằng máy. Tùy theo yêu cầu và điều kiện công trình mà sử dụng phương pháp hạ cọc cho phù hợp. 

– Sơ đồ hạ cọc: 

+ Nếu là khóm cọc hoặc ruộng cọc gia cố nền thì tiến hành đóng từ giữa ra. 

+ Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự. 

+ Đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở vào. 

– Trình tự thi công cọc tre được thực hiện theo các bước sau: 

+ Đào đất: đảm bảo độ nông, sâu, diện tích đủ rộng để đảm bảo khi đổ móng đảm bảo kích thước so với tải trọng công trình.

+ Đóng cọc tre

+ Rải 1 lớp vỏ bao hoặc nilon

+ Đặt cốt thép và đổ bê tông dạng móng bè: bê tông tươi có thể đổ bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng máy trộn như bồn trộn, hoặc máy trộn tự hành,… nhưng phải đảm bảo chất lượng yêu cầu. 

Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công
Đóng cọc tre bằng máy xúc

=> Xem thêm: Mua và review bồn trộn bê tông 4 khối LHA chất lượng như lời đồn

Trên đây là toàn bộ thông tin về móng cọc tre mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.