Trong bài hôm trước, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những kiến thức cơ bản về nền móng. Vậy sau 1 thời gian sử dụng, nền móng có vấn đề và bị hư hỏng, bạn đã biết cách xử lý nền móng như nào chưa? Tham khảo ngay nội dung dưới đây để có thông tin chi tiết nhé
1. Các biện pháp xử lý nền móng khi có sự cố
1.1 Biện pháp xử lý nền xây dựng
Một số nền đất yếu như: than bùn, đất sét mềm, đất bùn, đất cát chảy, đất bazan,..
Để xử lý nền thường được áp dụng bao gồm:
– Các biện pháp xử lý nền móng hóa học: Gồm phương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa…
– Các biện pháp xử lý nền móng vật lý: Gồm phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm…
– Các biện pháp xử lý nền móng cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi…), phương pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát…
=> Xem thêm: Kiến thức cơ bản về nền móng
1.2 Các biện pháp xử lý móng
Một số biện pháp xử lý nền móng về móng khi xây dựng trên nền đất yếu như:
– Thay đổi móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất của công trình.
– Thay đổi kích thước và hình dạng của móng sẽ thay đổi trực tiếp áp lực lên mặt nền. Do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải và biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng, sẽ giảm áp lực tác dụng lên mặt nền và giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên, đất có tính nén lún tăng dần theo độ sâu nên biện pháp này thường không phù hợp.
– Thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Tuy nhiên, biện pháp này thường có chi phí cao và đòi hỏi nhân công phải có tay nghề cao.
=> Xem thêm: [Chia sẻ] Cách trộn bê tông đúng, chuẩn trong xây dựng
2. Một số lưu ý cần biết để hạn chế phải xử lý nền móng
– Khảo sát địa chất kỹ càng: Dù là chủ thầu hay chủ nhà thì bạn cũng cần nắm bắt yếu tố này. Điều đó sẽ tránh được những thất bại về móng và không gây lãng phí.
– Thiết kế nền móng phù hợp với mỗi khu đất: Tùy thuộc vào diện tích đất, thiết kế địa chất của móng mà lựa chọn thiết kế móng cho phù hợp. Với nền móng sâu, không nên được xây dựng ở nơi có nguồn nước ngầm. Với các công trình tầng hầm nên xây dựng ở những nền đất tốt.
– Không nên thi công nền móng trên những vùng đất xốp, đất sét,…
– Đối với những công trình xây dựng trên vùng đất ao hồ, để đảm bảo an toàn, cần phải khoan cọc bê tông cốt thép sau khi khoan khảo sát địa chất.
– Với những công trình sử dụng cọc tre làm móng, để đảm bảo độ chắc chắn cho nền móng thì không nên sử dụng ở những nơi mực nước cao hoặc quá khô.
=> Xem thêm: Bê tông tươi là gì? Ưu nhược điểm và quy trình sản xuất
Trên đây là một số biện pháp xử lý nền móng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!