Bê tông là hỗn hợp gồm xi măng, cốt liệu mịn (cát), cốt liệu thô trộn với nước theo tỷ lệ trộn bê tông nhất định. Tạo ra các mác bê tông phù hợp với yêu cầu từng hạng mục công trình. Câu hỏi đặt ra là trộn như thế nào và theo tỷ lệ ra sao để đảm bảo chất lượng bê tông? Cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhé
1. Trộn bê tông đúng tỉ lệ theo định mức chuẩn
Để đảm bảo chất lượng bê tông, công trình xây dựng có tuổi thọ cao thì việc trộn bê tông theo đúng tỷ lệ là tiêu chí vô cùng quan trọng. Nếu tỷ lệ giữa hỗn hợp cát, đá, xi măng không đúng, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Và thường xuyên tạo ra các hiện tượng như: sụt lún, thấm dột,…làm giảm tuổi thọ công trình.
Đồng thời việc đảm bảo trộn đúng tỷ lệ còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.
Trong xây dựng, để trộn đúng tỷ lệ, thợ xây thường căn cứ vào Mác bê tông.
Để hiểu rõ hơn về cách trộn theo tỷ lệ, bạn tham khảo định mức cấp phối 1m3 bê tông và cách tính giá tham khảo.
2. Trộn bê tông chuẩn theo từng phương thức trộn
Việc đảo trộn các vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng, sỏi,… được thực hiện theo 2 phương thức:
– Phương thức thứ nhất là phương thức trộn truyền thống bằng tay
– Phương thức thứ hai là trộn bằng máy
=> Xem thêm: Review cối trộn bê tông chất lượng nhất hiện nay
Mỗi phương thức đều có đặc điểm và ưu nhược điểm riêng được thể hiện chi tiết qua phần sau:
2.1 Phương thức trộn bằng tay
Đây là phương thức trộn truyền thống, rất được ưa chuộng sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng có quy mô nhỏ, bê tông không yêu cầu chất lượng cao, hoặc những nơi không thể sử dụng các loại máy trộn
*) Đặc điểm nổi bật của phương thức này là:
– Sử dụng sức người để đảo trộn vật liệu. Do vậy đây không phải là phương thức giúp tối ưu chi phí nhân công.
– Chỉ phù hợp với những công trình nhỏ, không cần đẩy nhanh tiến độ thi công.
– Chất lượng bê tông không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
*) Phương pháp trộn:
– Trộn cát và xi măng cho đều.
– Rải đá (hay sỏi) thành lớp dày khoảng 10 ÷15cm, xúc hỗn hợp cát, xi măng rải đều vào đá (sỏi). Dùng xẻng, cào để trộn. Vừa đảo vừa cho nước vào trộn đều. Thời gian trộn một khối bê tông bằng thủ công không quá 15 ÷ 20 phút.
=> Xem thêm: Bê tông xi măng: Khái niệm, ưu nhược điểm và ứng dụng
2.2 Phương thức trộn bằng máy
*) Trộn bê tông bằng máy được áp dụng khi:
– Khối lượng bê tông lớn
– Chất lượng bê tông yêu cầu cao.
– Công trình đòi hỏi tiến độ thi công nhanh chóng.
*) Để thực hiện phương thức này, bạn có thể sử dụng một số loại máy trộn phổ biến được ưa chuộng sử dụng trên thị trường hiện nay như:
– Máy trộn củ tỏi: hay còn gọi là máy trộn quả lê, cối trộn. Đây là dòng máy trộn có dung tích nhỏ, phù hợp với các công trình xây dựng nhỏ như nhà ở, sân, đường làng,…
– Máy trộn bê tông cưỡng bức: Dòng máy trộn này có đa dạng dụng tích, tối đa là 12 bao/ mẻ. Chỉ có thể đặt cố định hoặc di chuyển ở cự ly gần.
– Máy trộn tự hành: Dòng máy trộn này rất được ưa chuộng bởi nó được thiết kế dựa trên xe công nông. Dung tích tối đa là 12 bao/ mẻ. Có khả năng di chuyển nhanh 30-40km/h. Phù hợp với nhiều công trình.
– Bồn trộn: Đây là dòng máy trộn cỡ lớn, với dung tích tối đa là 10m3. Rất được chủ thầu ưa chuộng sử dụng bởi khả năng hoạt động mạnh mẽ, dung tích lớn, bê tông đạt chất lượng cao.
*) Phương pháp trộn
– Đầu tiên bạn cần phải cho máy chạy không vật liệu vài vòng.
– Sau đó, cho 15-20% nước vào thùng trộn và cho dần các vật liệu vào theo trình tự xi măng, cốt liệu. Rồi sau đó, cho nốt phần nước còn lại đảo trộn.
– Với phương pháp này, thời gian trộn mỗi mẻ chỉ mất khoảng 6-8 phút
=> Xem thêm: [Đã dùng] Chia sẻ cảm nhận về bồn trộn bê tông 2m3 made in Vietnam
Với những thông tin chia sẻ về trộn bê tông mà chúng tôi gửi trên đây. Hy vọng hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!