Nền móng là phần cốt lõi của cả một công trình, nó ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ của công trình. Cụ thể, nền móng là gì? có những loại nào và quy trình thi công ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây ngay nhé
1. Khái niệm nền móng
Nền móng là tổng hợp của 2 yếu tố nền và móng. Do là phần đất nằm dưới đáy móng, chịu toàn bộ hay phần lớn tải trọng của cả công trình. Do vậy có vai trò quan trọng trong việc chống đỡ, chịu lực cho toàn bộ công trình.
Móng là bộ phận kết cấu dưới của công trình, liên kết với cột, tường, có tác dụng chịu lực. Nhiệm vụ của móng là hấp thụ lực và tán xuống nền.
Nền là bề dày lớp đất đá nằm bên dưới tầng đáy móng. Nó có tác dụng tiếp thu toàn bộ trọng tải của công trình bên trên do móng truyền xuống. Từ đó phân tán tải trọng và lực ra xung quanh, bên trong nền.
Phần tiếp xúc giữa nền và móng yêu cầu phải phẳng và nằm ngang, không có độ dốc. Phần này được gọi là đáy móng.
=> Xem thêm: [Chia sẻ] Bê tông nhựa rỗng-Thông tin đầy đủ, chi tiết nhất
2. Phân loại nền móng
Tùy theo yêu cầu của mỗi công trình và quy mô khác nhau mà loại nền móng được sử dụng là khác nhau. Cụ thể có những loại nền móng nào trong xây dựng?
2.1 Phân loại nền công trình
Nền trong xây dựng thì có 2 loại chính là nền thiên nhiên và nền nhân tạo
– Nền thiên nhiên: là nền đất với kết cấu tự nhiên, nằm ở sát dưới móng. Chịu lực trực tiếp từ công trình do móng truyền sang. Do đó, không cần thêm bất cứ biện pháp cải tạo đất nền nào trong quá trình thi công.
– Nền nhân tạo được sử dụng khi lớp đất đá bên dưới móng không đủ khả năng chịu lực với kết cấu tự nhiên. Khi đó, cần phải áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng chịu lực của nền như: đệm vật liệu rời, gia tải trước, gia tải kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước,…
=> Xem thêm: Bê tông xi măng: Khái niệm, ưu nhược điểm và ứng dụng
2.2 Phân loại móng công trình
Móng công trình đa dạng và có kết cấu phức tạp hơn nền, do đó, quá trình thi công móng cần phải trải qua nhiều bước. Việc chọn lựa móng phù hợp cho mỗi công trình cần căn cứ vào điều kiện thực tế, số tầng và loại đất xây dựng,..
– Dựa theo vật liệu làm móng thì có móng gạch, móng làm bằng đá hộc, móng gỗ, móng bê tông cốt thép,…
– Dựa theo cấu tạo có móng nông, móng sâu như: Móng băng, móng bè, móng cọc,…
3. Quy trình thi công nền móng
3.1 Quy trình thi công móng công trình
Như phần trên chúng ta đã biết, móng công trình có nhiều loại. Do vậy mà quy trình thi công móng cũng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều gồm các bước cơ bản sau:
– Chuẩn bị: trước khi bắt đầu làm bất cứ loại móng nào thì cũng phải dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị dụng cụ xây dựng, máy móc, thiết bị và nhân công.
– Đào hố móng: hố móng phải đảm bảo độ sâu, độ rộng để chịu được tải trọng bên trên công trình. Dọn sạch hố móng và giữ hố móng luôn khô ráo. Nếu có nước trong hố móng thì phải dùng bơm thủy lực hút hết nước trong hố móng trước khi tiến hành bước tiếp theo.
– Đổ bê tông: Lớp bê tông này nằm dưới bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất. Có nhiệm vụ là làm phẳng bề mặt hố móng, hạn chế việc mất nước của lớp bê tông bên trên, hạn chế biến dạng do tác động bên ngoài và bảo vệ lớp bê tông bên trên. Việc đổ bê tông này được thực hiện bằng 2 phương pháp:
+ Bê tông được trộn thủ công: Đây là phương pháp không còn phổ biến trong công tác đổ móng nhưng vẫn được sử dụng ở một vài công trình nhỏ ở một số nơi.
+ Bê tông được trộn bằng máy: Việc sử dụng máy trộn bê tông như: bồn trộn, máy trộn tự hành và các loại máy trộn mini được ứng dụng rộng rãi. Giúp quá trình đổ bê tông diễn ra nhanh và đảm bảo chất lượng yêu cầu.
– Bảo dưỡng: Có một số biện pháp bảo dưỡng như: phun nước liên tục lên bề mặt bê tông. Che chắn giữ ẩm bằng ván khuôn, bao nilon hoặc bao bố ướt. Hay sử dụng hợp chất dưỡng hộ tạo màng không thấm, hạn chế việc thất thoát độ ẩm.
3.2 Quy trình thi công nền công trình
Quy trình thi công nền công trình trải qua 6 bước:
– Sàn lấp mặt bằng: ở bước này, mặt bằng được làm phẳng ở độ cao yêu cầu của công trình.
– Lu lèn, đầm chặt nền đất: sử dụng các xe lu tĩnh, lu rung, đầm bàn, đầm cóc để lèn
– Trải lưới thép: mục đích của việc trải lưới thép là hạn chế các vết nứt quanh các góc tường, hố ga.
– Đổ bê tông: dùng bê tông thương phẩm được trộn từ các máy trộn bê tông hoặc bê tông trộn thủ công tùy theo yêu cầu công trình.
– Xoa nền bê tông: Sử dụng máy xoa nền bê tông hoặc xoa thủ công để đảm bảo độ phẳng nhất định cho nền và tính thẩm mỹ cao.
– Bảo dưỡng: giúp bê tông đạt cường độ thiết kế. Việc bảo dưỡng nền bê tông được thực hiện qua 2 giai đoạn:
+ 5 ngày đầu tiên, bảo dưỡng bằng cách tưới nước thường xuyên lên bề mặt.
+ 10 ngày tiếp theo, phủ kín bề mặt bằng bao gai, bạt đồng thời giữ ẩm.
4. Một số lưu ý khi thi công nền móng
Để công trình của bạn đạt chất lượng tốt, tuổi thọ cao thì trong quá trình thi công nền móng cần phải chú ý một số điều sau:
– Lớp lót khi làm móng nhà cần có độ phẳng, không được dùng từ các loại phế thải. Thường sử dụng đá 4*6cm.
– Hố móng phải khô ráo để đất ở đáy móng không bị trôi, làm giảm độ chặt của đất.
– Trộn bê tông cần đảm bảo đúng tỉ lệ yêu cầu.
– Trong quá trình bảo dưỡng cần cung cấp đủ nước đảm bảo cho quá trình bê tông thủy hóa.
=> Xem thêm: [Chia sẻ] Cách trộn bê tông đúng, chuẩn trong xây dựng
Trên đây là những thông tin cơ bản về nền móng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!
-
Bồn trộn bê tông 10 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 9 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 8 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 7 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 6 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 5 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 4 khối Made in Vietnam₫100,000
-
Bồn trộn bê tông 3 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 2 khối Made in Vietnam