Trộn bê tông thủ công là một phương pháp trộn truyền thống, được sử dụng từ khi máy móc còn chưa phát triển. Đến nay, khi công nghệ máy móc phát triển, phương pháp này vẫn được sử dụng ở một phạm vi nhất định. Vậy phương pháp này được đánh giá như nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhé
1. Kỹ thuật trộn bê tông thủ công
Trộn bê tông thủ công hay còn gọi là trộn bê tông bằng tay. Quá trình đảo trộn vật liệu phụ thuộc vào sức lao động của con người. Việc trộn bê tông bằng tay diễn ra đơn giản nhưng cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
– Mác và độ dẻo bê tông phải đúng yêu cầu
– Các vật liệu bê tông phải đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phối
– Vữa, bê tông phải được đảo trộn liên tục, tránh đông cứng.
Trình tự trộn bê tông bằng tay:
– Xác định tỷ lệ vật liệu: cát, đá, xi măng, nước,… theo tỷ lệ định mức cấp phối đã định.
– Trộn cát, xi măng cho đều nhau sau đó cho đá vào.
– Rải đá dày từ 10-15cm, sau đó xúc hỗn hợp cát, xi măng đã đảo đều đổ vào đá. Sau đó tiếp tục trộn, vừa đảo trộn vừa đổ thêm nước vào đảo trộn cho đến khi đồng đều. Thời gian đảo trộn 1 mẻ thường mất khoảng 15-20 phút.
=> Xem thêm: Định mức cấp phối 1m3 bê tông và cách tính giá tham khảo
2. Ưu nhược điểm của trộn bê tông thủ công
Phương pháp trộn này có một số ưu nhược điểm như sau.
*) Ưu điểm của phương pháp trộn bê tông bằng tay
– Giá thành trộn thấp hơn trộn bê tông bằng máy hoặc trạm trộn
– Thời gian trộn chủ động, không phụ thuộc vào máy móc
– Phù hợp với công trình nhỏ lẻ, không yêu cầu cao về chất lượng bê tông
*) Hạn chế của phương pháp trộn bê tông bằng tay
– Đòi hỏi số lượng nhân lực thi công nhiều, chi phí nhân công cao.
– Chất lượng bê tông không cao, năng suất thấp.
=> Xem thêm: Bê tông xi măng: Khái niệm, ưu nhược điểm và ứng dụng
3. Ứng dụng của trộn bê tông thủ công
Phương pháp trộn bê tông thủ công vẫn được thợ xây dựng sử dụng ngay cả khi xuất hiện máy trộn bê tông. Nó được ưa chuộng sử dụng chủ yếu ở các công trình thi công nhỏ lẻ ở nông thôn như:
– Xây dựng nhà ở dân dụng
– Xây dựng các tiểu công trình như: sân, vườn, ao,…
– Làm đường nông thôn….
=> Xem thêm: [Báo giá] Cối trộn bê tông mới nhất tháng 5/2021
4. Trộn bê tông thủ công có còn phù hợp với hiện nay hay không?
Nếu như trước đây, việc trộn bê tông bằng tay luôn là nỗi lo lắng của các chủ đầu tư về chất lượng bê tông và thời gian thực thi dự án. Thì ngày nay, khi các dự án xây dựng ngày càng nhiều, yêu cầu khối lượng công việc cao hơn thì phương pháp này đã không còn phù hợp nữa. Việc thay thế bằng các máy trộn bê tông sẽ đáp ứng được tất cả các nhược điểm của phương pháp này.
Với sự phát triển của công nghệ sản xuất, các dòng máy trộn bê tông trong nước ngày càng hiện đại và đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng. Một số dòng máy trộn bê tông trong nước bạn có thể tham khảo sau đây:
– Máy trộn bê tông củ tỏi hay còn gọi là máy trộn quả lê: dung tích trộn nhỏ từ 250l đến 450l, phù hợp với các công trình nhỏ lẻ, dân dụng.
– Máy trộn cưỡng bức: dòng máy này có dung tích trộn đa dạng có thể lên tối đa 12 bao/ mẻ. Dòng máy này cũng chỉ có thể di chuyển trong cự ly gần
– Máy trộn bê tông tự hành: Dung tích trộn đa dạng từ 2 bao/ mẻ đến 12 bao/mẻ. Có khả năng di chuyển xa với tốc độ 30-40km/h. Phù hợp với mọi công trình từ đồng bằng đến miền núi.
– Bồn trộn bê tông: Dung tích lớn đạt từ 2m3 đến 10m3. Cho chất lượng bê tông tươi đảm bảo yêu cầu và có thể được hoán cải di chuyển trên đường.
Trên đây là toàn bộ thông tin đánh giá về phương pháp trộn bê tông thủ công mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!
-
Bồn trộn bê tông 10 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 9 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 8 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 7 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 6 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 5 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 4 khối Made in Vietnam₫100,000
-
Bồn trộn bê tông 3 khối Made in Vietnam
-
Bồn trộn bê tông 2 khối Made in Vietnam