Có rất nhiều gia chủ khi biết mảnh đất mình chuẩn bị xây nhà thuộc loại đất yếu rất hoang mang không biết có nên làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu hay không? Đừng lo lắng quá! Hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để chuẩn bị cho công trình của mình thật tốt nhé
1. Xác định nền đất yếu
– Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng. Loại đất này không có khả năng chống đỡ bên trên, nó có thể bị lún tùy thuộc vào quy mô tải trọng bên trên. Do đó, nó chỉ phù hợp với những công trình quy mô nhỏ.
– Nền đất yếu có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Đất yếu đa phần là đất sét có lẫn nhiều hữu cơ, sức chịu lực kém
+ Tính nén lún lớn.
+ Hệ số rỗng e lớn
+ Độ sệt lớn
+ Mô đun biến dạng bé
+ Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa lớn hơn 0.8, dung lượng bé
+ Khả năng chống cắt bé, khả năng thấm nước bé.
=> Xem thêm: Kiến thức cơ bản về nền móng
2. Các loại nền đất yếu thường gặp
Có một vài loại đất nền yếu thường gặp như:
– Đất sét mềm: gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa thấp và có cường độ thấp.
– Đất bùn: các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng lớn, chịu lực yếu.
– Đất than bùn: được hình thành từ các chất phân hủy ở đầm lầy hoặc bờ sông.
– Cát chảy: gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại cát này khi chịu tải trọng thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.
=> Xem thêm: Móng cọc tre: đánh giá cho tiết và biện pháp thi công
3. Các loại móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu thường sử dụng
Có 2 loại móng xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu được ưa chuộng sử dụng nhiều trong xây dựng hiện nay đó là:
– Móng nông: Loại móng này có kết cấu đơn giản, thi công thuận tiện và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để làm được móng nông thì nền đất phải có khả năng chịu lực tốt.
– Móng sâu: đây là loại móng được xem là giải pháp hiệu quả với nền đất yếu. Nó giúp tạo lực lớn, góp phần tạo nên nền móng vững chắc cho ngôi nhà.
Tùy theo đất nền yếu như thế nào thì sẽ chọn loại móng cho phù hợp.
=> Xem thêm: Top 3 cối trộn bê tông mini phù hợp với công trình dân dụng đáng sở hữu
4. Cách làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu
– Để làm móng nhà trên nền đất yếu, trước tiên bạn phải xác định được mức độ yếu của nền đất. Từ đó đưa ra cách xử lý phù hợp.
+ Nếu độ yếu quá lớn phải chọn lọc có chiều dài lớn để xử lý.
+ Nếu đất yếu bên dưới có độ dày nhỏ thì bạn có thể sử dụng những vật liệu có sức chịu lực yếu hơn để xử lý.
– Sử dụng cọc cừ tràm hay cọc tre để gia cố nền đất.
– Thay đổi độ sâu của móng nhằm giải quyết sự lún, khả năng chịu tải của nền.
– Chọn loại móng cho phù hợp hoặc có thể thay đổi kích thước và hình dạng móng.
– Sử dụng các loại cọc nhân tạo giúp tăng sức chịu lực cho công trình.
=> Xem thêm: Định mức cấp phối 1m3 bê tông và cách tính giá tham khảo
Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết khi làm móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu mà bạn cần biết. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!