[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng

[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng

Bê tông là loại vật liệu chính được sử dụng hầu hết trong các công trình xây dựng. Nó giúp các công trình bền vững hơn với thời gian. Vậy bê tông là gì? Thành phần và các loại phổ biến trên thị trường hiện nay là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây nhé

Bê tông trong bài viết này xin phép được viết tắt là BT

1. Khái niệm bê tông

Bê tông là một loại vật liệu xây dựng được hình thành từ việc đảo trộn các thành phần: cát, đá, xi măng, sỏi,… theo tỷ lệ nhất định, tạo thành một khối rắn chắc và đông cứng. 

Có khả năng chịu lực tốt, có thể tạo lên nhiều hình dạng khác nhau. Do đó, vật liệu này được sử dụng trong các công trình thi công nền móng, mái nhà, đường cầu,… 

=> Xem thêm: Bê tông nhẹ – Thông tin chi tiết nhất về bê tông nhẹ

[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng
Khối bê tông rắn chắc và đông cứng

2. Mác bê tông là gì?

Trong kết cấu xây dựng, khả năng chịu nén là ưu thế lớn nhất của loại vật liệu này. Do vậy, cường độ chịu nén thường được lấy làm chỉ tiêu đánh giá chất lượng của vật liệu này và được gọi là mác bê tông

Mác BT là cường độ chịu nén của mẫu hình lập phương, kích thước 15x15x15cm được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày. 

Mác BT được phân loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. 

[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng
Hình ảnh mẫu be tong

3. Các thành phần của bê tông 

Loại vật liệu này được tạo thành từ các thành phần chính sau: 

– Cốt liệu: là cát, đá, sỏi. Chiếm 80% thể tích của hỗn hợp bê tông tươi. Cốt liệu ảnh hưởng lớn đến độ cứng chắc của BT cũng như tuổi thọ của công trình. 

– Chất kết dính: được chia làm 2 loại là chất kết dính vô cơ đóng rắn thủy và đóng rắn trong không khí. Cụ thể đó là: xi măng, vôi, thạch cao,…

– Phụ gia: là những hợp chất mà khi cho một lượng nhỏ vào hỗn hợp sẽ làm thay đổi tính chất công nghệ hay tính chất sử dụng của BT đã hóa rắn theo ý muốn. Việc sử dụng phụ gia giúp điều chỉnh tính chất, sự đông kết, điều chỉnh chế độ đặc rỗng,…cho hỗn hợp bê tông.

– Nước: là thành phần quan trọng trong việc gắn kết các thành phần khác lại với nhau, tạo nên một khối rắn chắc. Nước sử dụng trong quá trình đảo trộn vật liệu phải có độ PH không dưới 4, không chứa sunfat và muối. 

=> Xem thêm: Định mức cấp phối 1m3 bê tông và cách tính giá tham khảo

[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng
Thành phần chính tạo nên be tong

4. Các loại bê tông phổ biến trên thị trường hiện nay 

Tùy theo cách phân loại mà loại vật liệu này có những loại khác nhau. 

– Theo công dụng, được chia thành: BT cốt thép, BT nhẹ, BT thủy công và BT có công dụng đặc biệt.  

– Theo khối lượng thể tích, có: BT đặc biệt nhẹ, BT nhẹ, BT tương đối nặng, BT nặng và BT đặc biệt nặng. 

[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng
Be tong nhẹ

– Phân loại theo chất kết dính sử dụng, có: BT xi măng, BT silicat, BT thạch cao,…

– Ngoài ra, loại vật liệu này còn được phân loại theo công dụng như: dùng trong các công trình thủy lợi, dùng trong các công trình xây dựng BT cốt thép, BT chịu nhiệt,… 

[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng
Be tong cốt thép

5. Quy trình sản xuất bê tông

Vật liệu này được tạo ra từ các nguyên liệu chính: xi măng, cát, sỏi, nước bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy dựa theo tỷ lệ nhất định.

Quy trình sản xuất trải qua các bước sau: 

– Bước 1: lựa chọn nguyên vật liệu, đây là bước quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của vật liệu xây dựng này. 

– Bước 2: Thiết kế cấp phối: xác định tỷ lệ các thành phần cốt liệu, phụ liệu, phụ gia và nước hợp lý

– Bước 3: Đảo trộn hỗn hợp cho đồng nhất. Việc đảo trộn này thường được tiến hành trong các trạm trộn hoặc sử dụng máy trộn như: bồn trộn, máy trộn loại nhỏ khác. Việc sử dụng các loại xe trộn có khả năng vừa trộn vừa di chuyển sẽ giúp hỗn hợp luôn đảm bảo chất lượng khi ở xa công trình. 

=> Xem thêm: Nên mua bồn trộn bê tông Việt Nam 2m3 hay máy trộn tự hành 12 bao?

[Góc chia sẻ] Thông tin chi tiết nhất về bê tông xây dựng
Trộn BT bằng máy trộn quả lê

– Bước 4: Đổ bê tông

Bước này cần phải chú ý san cho đều, phẳng. Sử dụng các thiết bị thi công nền móng như thước, đầm rung, đầm bàn,… để lấp chỗ trống và nén chặt. Mục đích là đảm bảo độ ổn định cho BT. 

– Bước 5: Bảo quản sau khi đổ. Đây là bước cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và cường độ của BT. 

=> Xem thêm: Đơn vị thiết kế và sản xuất bồn trộn theo yêu cầu chất lượng tại Việt Nam

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông tin này hữu ích với công việc của bạn. Chúc bạn thành công! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.