Ở bài trước chúng tôi đã chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về trạm trộn bê tông di chuyển. Vậy với trạm trộn bê tông khô thì có đặc điểm và được đánh giá như nào? Để tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé
1. Khái niệm trạm trộn bê tông khô
Thuộc loại trạm trộn bê tông cố định. Có chức năng cấp cát, sỏi, đá, xi măng và phụ gia theo tỷ lệ nhất định trước khi cho vào xe bồn trộn bê tông. Nước được cân riêng và cho vào xe bồn sau khi đã nạp đủ cát, đá, xi măng.
Trạm trộn bê tông này được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng đòi hỏi lượng bê tông lớn như công trình thủy điện, đường cao tốc, bến cảng, cầu, sân bay, trạm trộn bê tông thương phẩm.
2. Đặc điểm của trạm trộn bê tông khô
– Trạm trộn bê tông này hoạt động với công suất cao. Đồng thời, tiết kiệm năng lượng, do chỉ trộn các vật liệu khô chưa phối trộn với nước.
– Sử dụng trạm trộn khô và xe bồn trộn giúp tận dụng khoảng thời gian di chuyển đến công trường để trộn bê tông. từ đó tiết kiệm thời gian thi công.
– Chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì thấp.
– Là hệ thống tự động hóa, tiện lợi cho người sử dụng.
– Bê tông được trộn trên đường đến công trường đảm bảo độ tươi mới, chất lượng đồng đều, bê tông không bị đông cứng.
– Cấu tạo gồm các bộ phận chính như: Xi-lô xi măng, hệ thống cấp liệu, hệ thống cân, hệ thống trộn và hệ thống điều khiển.
3. Đánh giá ưu nhược điểm của trạm trộn bê tông khô
3.1 Ưu điểm của trạm trộn
– Vốn đầu tư xây dựng nhà máy trạm trộn khô không quá cao
– Thao tác trộn đơn giản, công suất trộn lớn.
– Sử dụng trạm trộn và xe bồn trộn bê tông sẽ giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian.
– Vận hành diễn ra đơn giản nhờ quá trình tự động hóa.
3.2 Nhược điểm của trạm trộn
– Thuộc loại trạm trộn bê tông cố định nên tính linh hoạt thấp.
– Chi phí vận chuyển cao.
– Chất lượng bê tông thuộc tầm trung do sử dụng cơ chế trộn tự do.
Với những thông tin chia sẻ chi tiết trên đây. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về trạm trộn bê tông khô và hữu ích cho công việc của bạn.