Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ bê tông dẻo hay thấy loại vật liệu này trong các công trình xây dựng bao giờ chưa? Từ dẻo ở loại vật liệu này được thể hiện như nào? Nếu bạn đang quan tâm đến loại vật liệu này, tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhé.
1. Bê tông dẻo là gì?
Là loại bê tông có khả năng chịu uốn tốt, chịu kéo tốt và có thể chịu được biến dạng cong. Thành phần hỗn hợp bao gồm cốt sợi gia cố, lớp phủ trơn, cát mịn và phụ gia siêu dẻo. Trong đó:
– Cốt sợi gia cố là các sợi siêu nhỏ cung cấp khả năng đàn hồi cho bê tông.
– Lớp phủ trơn hay còn gọi là lớp phủ chống ma sát: giúp bê tông giảm thiểu vết nứt, mang lại sự đàn hồi cho bê tông.
– Cát mịn làm tăng cường độ và tính đàn hồi cho bê tông.
– Phụ gia siêu dẻo: được sử dụng để làm tăng khả năng làm việc của bê tông.
=> Xem thêm: Bê tông nhẹ – Thông tin chi tiết nhất về bê tông nhẹ
2. Sự khác biệt giữa bê tông dẻo và bê tông thường
Bê tông thường và dẻo đều là các loại vật liệu được ưa chuộng sử dụng trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, để bạn có sự phân biệt rõ ràng về 2 loại vật liệu này, chúng tôi đưa ra bảng so sánh sau:
Điểm khác biệt | Bê tông dẻo | Bê tông thường |
Tính chất | Dẻo, có thể uốn cong | Giòn, không thể uốn cong |
Độ bền | không phát triển nhiều vết nứt và khuyết tật như bê tông thường | Theo thời gian, có phát triển các vết nứt và khuyết tật khác. |
Khả năng chống động đất | không dễ bị vỡ do chuyển động của động đất nên khả năng chống động đất tốt | Trong điều kiện động đất, bê tông thường hình thành các vết nứt và có thể bị sụp đổ. |
Khả năng tự phục hồi sau khi nứt | Có khả năng tự phục hồi cao vì có thể tự chữa lành các vết nứt nhỏ nhờ phản ứng của cacbon dioxit và nước | Có lượng bê tông xi măng ít làm giảm khả năng tự hồi phục. |
Thời gian bảo dưỡng | 7 ngày | 28 ngày |
Trọng lượng | nhẹ | nặng |
Yêu cầu thi công | Thợ có tay nghề và hiểu biết về vật liệu cao | không yêu cầu cao, chỉ cần lao động phổ thông |
Độ thân thiện với môi trường | Ít thải ra bụi, khí độc hơn so với bê tông thường | Thải ra bụi và khí độc hại khi thi công |
3. Ưu nhược điểm của bê tông dẻo
Qua bảng so sánh ở trên, bạn có thể phần nào xác định được ưu nhược điểm của loại bê tông này rồi đúng không? Cùng chúng tôi điểm lại những ưu, nhược điểm này nhé.
Ưu điểm:
– Có độ dẻo linh hoạt, có thể uốn cong như kim loại.
– Độ bền và khả năng chịu tốt, hạn chế các vết nứt.
– Có khả năng tự phục hồi các khe nứt bằng phản ứng cacbon dioxit và nước.
– Là loại vật liệu sạch, không thải khí độc ra môi trường.
Nhược điểm:
– Chi phí ban đầu cao hơn bê tông thông thường.
– Yêu cầu thợ thi công phải có tay nghề cao.
– Cường độ nén nhỏ hơn các loại bê tông thông thường.
=> Xem thêm: Bê tông xi măng: Khái niệm, ưu nhược điểm và ứng dụng
4. Ứng dụng của bê tông dẻo
Do đặc tính riêng mà bê tông dẻo được ưa chuộng sử dụng trong:
– Xây dựng các kết cấu có khả năng chống động đất.
– Được sử dụng trong các công trình cầu đường, không cần khớp nối như khe co giãn, khớp co. Vì bản thân bê tông này có khả năng thay đổi hình dạng.
– Sử dụng làm bê tông vải bạt trong lĩnh vực quân sự.
=> Xem thêm: Bê tông tươi là gì? Ưu nhược điểm và quy trình sản xuất
Đọc đến đây, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về loại bê tông này chưa. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!