Bạn đã từng thấy hiện tượng bê tông bị ăn mòn chưa? Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này là gì? Tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé
1. Nguyên nhân bê tông bị ăn mòn
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng ăn mòn bê tông cốt thép là do những phản ứng hóa học xảy ra khiến cốt thép bị oxi hóa, gỉ thép dần xuất hiện và sau đó là sự xuất hiện của các vết nứt tại nơi tiếp giáp với bê tông. Theo thời gian, các vết nứt ngày càng phát triển và lan ra nhiều phía. Dần dần sẽ phá hủy hoàn toàn sự liên kết giữa cốt thép và bê tông.
Có 2 phản ứng hóa học gây ra hiện tượng này là: quá trình cacbotnat hóa và quá trình xâm nhập của ion clorua. Cả hai loại phản ứng đều không trực tiếp phá hủy cốt thép trong bê tông. Chúng sẽ phá vỡ lớp màng bao vệ trên bề mặt cốt thép và là đòn bẩy khiến ăn mòn xảy ra nhanh hơn. Đôi khi, một số công trình sẽ diễn ra cả 2 quá trình này, cốt thép sẽ bị ăn mòn nhanh hơn, mạnh hơn nữa.
=> Xem thêm: Quy trình đổ bê tông dầm móng đảm bảo chất lượng
2. Cách phòng tránh hiện tượng bê tông bị ăn mòn
Để phòng tránh hiện tượng bê tông bị ăn mòn, bạn cần:
– Quan tâm đến chất lượng bê tông: Bê tông có chất lượng tốt. Lớp bê tông dày để bảo vệ cốt thép tiếp xúc trực tiếp với không khí. Bên cạnh đó cần đảm bảo tỷ lệ vật liệu khi trộn: nước/xi măng ≤ 0,5 để làm chậm quá trình cacbonat hóa và ≤ 0,4 để hạn chế quá trình xâm nhập của clorua.
– Sử dụng hàm lượng cốt thép đủ lớn nhằm đảm bảo cốt thép khi có các vết nứt xuất hiện
– Áp dụng các công nghệ chống ăn mòn tiên tiến như: màng ngăn nước khi đổ bê tông, sử dụng cốt thếp mạ kẽm, cốt thép không gỉ… hoặc đặc biệt hơn là “cathodic protection”
=> Xem thêm: Có nên đổ bê tông bằng cát đen hay không?
Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng bê tông bị ăn mòn. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể biết cách phòng tránh và sử dụng biện pháp chống ăn mòn hiệu quả. Chúc bạn thành công!